Dr. Mortimer J. Adler (1902-2001) Chairman and Cofounder with Max Weismann of the Center for the Study of The Great Ideas, Founder and Director of the Institute for Philosophical Research, Chairman of the Board of Editors of Encyclopaedia Britannica, Editor in Chief of the Great Books of the Western World and The Syntopicon: An Index to the Great Ideas.

Mình đọc quyển này lần đầu tiên năm 2,000. Khi đó vẫn chưa có wikipedia.org, muốn tra cứu thông tin vẫn phải dùng bộ Microsoft Encarta  trên CD.

Được viết lần đầu tiên vào năm 1940, khi mà truyền hình và phát thanh đang ngày càng trở nên phổ biến, mang đến cảm giác “hiểu biết” cho người xem, “sàng lọc” thông tin giúp người xem dễ dàng “quyết định” (mua gì/ăn gì/đi đâu) và có “chính kiến” (của người khác).

Trong những năm gần đây, tình trạng quá tải thông tin ngày càng nghiêm trọng: Facebook, Instagram, Youtube, Tik Tok,… Do đó, mình nghĩ quyển sách này càng thích hợp hơn bao giờ hết. Bởi nó sẽ giúp người đọc có thể sàng lọc kiến thức có giá trị nhất từ mớ thông tin hỗn độn.

Tại sao chúng ta đọc sách?
Để giải trí
– Tìm thông tin
Tăng hiểu biết

Trong đó, đọc để tăng hiểu biết là khó nhất. Vì thường những cuốn sách “ngoài tầm”, khó đọc nhất, là những cuốn giúp tăng sự hiểu biết, giúp ta trưởng thành, thay đổi thế giới quan. Đây cũng là trọng tâm của sách.

About

Các phương pháp đọc sách nhằm tăng khả năng đọc-hiểu vấn đề cho nhiều thể loại sách khác nhau.

Sách không dạy các thủ thuật đọc nhanh.

Mục Lục

Phần 1 – Nghệ thuật đọc sách

Bàn về đọc sách và nghệ thuật đọc sách. Bốn cấp độ đọc. Cấp độ thứ nhất – đọc sơ cấp. Cấp độ thứ hai – đọc kiểm soát để nắm cấu trúc và đại ý của sách.

Phần 2 – Cấp độ ba

Cấp độ đọc thứ ba – đọc phân tích. Đây là phần chính để nâng cao khả năng đọc sách cho phần lớn bạn đọc.

Phần 3 – Các thể loại sách

Cách đọc các thể loại sách khác nhau: giả tưởng, truyện, thơ, kịch, lịch sử, khoa học, triết, khoa học xã hội. Có thể bỏ qua phần này và chỉ xem các thể loại sách thường đọc.

Phần 4 – Đọc đồng chủ đề

Đây là cấp độ đọc cao nhất: Đọc sách đồng chủ đề (Syntopical). Tác giả cũng giới thiệu quyển sách hỗ trợ cho việc đọc cùng chủ đề: Syntopicon . Đây là bộ sách tóm lược 102 ý tưởng lớn nhất của phương Tây và các sách nên đọc .

Hiểu và Biết

Hiểu và Biết

Tại sao chúng ta đọc sách?
Để giải trí
– Tìm thông tin
Tăng hiểu biết

Khi gặp một thông tin hay sự kiện mà ta có thể dễ dàng tiếp thu, thì chúng ta chỉ tích luỹ thông tin, chứ sự hiểu biết vẫn không đổi. Chỉ khi gặp những quyển sách khó, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, tìm hiểu, đối chiếu thì hiểu biết của chúng ta về vấn đề đó mới tăng lên.

Do đó, đọc để tăng hiểu biết là khó nhất. Vì thường những cuốn sách “ngoài tầm”, khó đọc nhất, là những cuốn giúp tăng sự hiểu biết, giúp ta trưởng thành, thay đổi thế giới quan. Đây là trọng tâm chính của quyển sách.

Còn đọc giải trí thì ai cũng có thể đọc được, chỉ cần biết từ vựng và ngữ pháp (cấp độ thứ nhất), do đó sách không đề cập đến.

4 Cấp độ Đọc

Bốn cấp độ đọc

Cấp độ một – Đọc Sơ cấp (elementary)

Cấp độ này chỉ đơn giản là bạn biết đủ từ vựngngữ pháp để đọc thành thạo.

Đa phần các khoá dạy đọc nhanh đều nhằm tăng tốc độ đọc sơ cấp.

Tốc độ đọc trung bình của một người đọc thành thạo là ~300 từ/phút. Giới hạn chủ yếu bởi tốc độ di chuyển của mắt tốc độ xử lý thông tin của não (working memory). Đây có thể xem là giới hạn của khả năng đọc-hiểu.

Speed Reading Myth

Speed Reading is BS

Tôi đã thử một khoá đọc nhanh và có thể đọc Chiến Tranh và Hoà Bình trong vòng 20 phút.
Nó liên quan đến Nga.

Woody Allen

Cấp độ hai – Đọc Kiểm soát (inspectional)

Ở cấp độ này, người đọc sẽ lướt qua quyển sách cần đọc để nắm cấu trúcđại ý của sách. Các người bình luận sách thường phải nắm vững kỹ năng này vì họ phải đọc rất nhanh để nắm ý chính.

  • Đọc lướt (skimming): để đánh giá nhanh một quyển sách để xác định có nên đọc hay không:
    1. đọc giới thiệu: tác giả của sách dở thường khoa trương rất nhiều về bản thân, ngược lại sách hay thường trình bày rõ ràng mục đích.
    2. đọc mục lục: đây là phần quan trọng nhất, cho thấy cấu trúc tổng thể của sách.
    3. đọc các chương quan trọng: dựa trên mục lục, chọn một vài chương bạn cảm thấy thu hút nhất và đọc thử.
    4. đọc tóm tắt/kết luận: đọc các tóm tắt cuối chương/kết luận cuối sách để xem quan điểm của tác giả có đúng/phù hợp với bạn không?
    5. đọc bình luận: nên đọc qua các bình luận trên các trang chuyên review sách— goodreads.com chẳng hạn—để biết điểm hay/dở của sách.
  • Đọc bề mặt (superficial): đọc một lần qua toàn bộ sách, không cần tìm hiểu kỹ. Nếu đó thật sự là một cuốn sách khó, bạn khó lòng hiểu hết chỉ trong một lần đọc. Hãy đọc lần nữa với cách đọc phân tích bên dưới để hiểu rõ.

Cấp độ ba – Đọc Phân tích (analytical)

Nếu ở cấp độ hai, người đọc chỉ “nếm qua” quyển sách, thì ở cấp độ này, người đọc sẽ “nhai và tiêu hoá” chúng. Đây là cấp độ mà hầu hết người đọc đều nên hướng tới.

Có bốn câu hỏi mà bất kỳ một độc giả khó tính nào cũng nên tự hỏi:

  1. Tổng quan sách đề cập đến vấn đề gì?
  2. Các ý chính trong sách là gì?
  3. Cuốn sách có đúng không? Một phần hay toàn bộ?
  4. Ý nghĩa của cuốn sách là gì?

Giai đoạn I

  1. Phân loại sách theo thể loại và chủ đề.
  2. Diễn đạt nội dung chính của sách trong một vài câu.
  3. Phác thảo bố cục các nội dung chính và mối liên hệ.
  4. Xác định vấn đề mà tác giả tìm cách giải quyết.

Giai đoạn II

  1. Thống nhất thuật ngữ với tác giả.
    Cùng một vấn đề, các tác giả khác nhau đôi lúc dùng những từ ngữ khác nhau để diễn đạt.
  2. Nắm bắt các nhận định của tác giả dựa trên các câu quan trọng.
  3. Xác định lập luận của tác giả.
    Viết lại lập luận bằng từ ngữ của mình. Điểm này rất quan trọng vì chỉ khi viết lại, chứ không sao chép, bạn mới đảm bảo mình hiểu được ý của tác giả.
  4. Xác định các vấn đề tác giả đã giải quyết.

Giai đoạn III

  1. Chỉ nên phê bình khi bạn đã hoàn thành hai giai đoạn trên. Không nên phê bình khi bạn chưa thực sự hiểu được quyển sách.
  2. Không nên phê bình theo kiểu lý sự cùn.
  3. Cần phân biệt giữa kiến thức thật sự (facts) và ý kiến cá nhân (opinions).
  4. Các tiêu chí phê phán tác giả:
    • Chứng minh tác giả không cung cấp đủ thông tin.
    • Chứng minh tác giả cung cấp đủ thông tin sai.
    • Chứng minh tác giả lập luận thiếu logic.
    • Chỉ ra các khía cạnh và giải thích chưa hoàn chỉnh của tác giả.

Cấp độ bốn – Đọc Đồng chủ đề (syntopical)

Đây là cấp độ đọc cao nhất: Đọc sách đồng chủ đề (Syntopical). Đây là cấp độ cần thiết cho những người làm đề tài, luận án. Nó đòi hỏi nỗ lực cao nhất ở người đọc.

Mục tiêu của giai đoạn này không chỉ để hiểu một quyển sách, mà hiểu rộng hơn về chủ đề.

  1. Đọc lướt qua các quyển sách cùng chủ đề để tìm nội dung liên quan.
  2. Xây dựng một hệ thống thuật ngữ trung tính về chủ đề.
  3. Đặt các câu hỏi về chủ đề cần tìm hiểu. Viết lại nhận định của các tác giả về chủ đề.
  4. Sắp xếp các câu trả lời từ nhiều tác giả khác nhau để có góc nhìn rộng hơn về chủ đề.
  5. Phân tích các câu trả lời bên trên để tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi của bạn đặt ra.

Tác giả cũng giới thiệu quyển sách hỗ trợ cho việc đọc cùng chủ đề: Syntopicon . Đây là bộ sách tóm lược 102 ý tưởng lớn nhất của phương Tây và các sách nên đọc .

Read more

Farnam Street

Moonwalking with Einstein
Memoir
How We Learn
Productivity
The Organized Mind
Learning
Reading in the Brain
Learning