Edward L. Deci is a Professor of Psychology and Gowen Professor in the Social Sciences at the University of Rochester, and director of its human motivation program. He is well known in psychology for his theories of intrinsic and extrinsic motivation and basic psychological needs.

Nếu bạn thưởng cho con mình để chúng làm bài tập về nhà, chúng thường sẽ thực hiện ngay. Hoặc thưởng doanh số để động viên nhân viên bán được nhiều xe.

Nhưng liệu đây có phải là phương pháp động viên hiệu quả nhất hay không? Câu trả lời là KHÔNG.

Edward L. Deci cho rằng cách suy nghĩ truyền thống của tâm lý học hành vi này thực ra làm giảm hiệu suất. Và cách tốt nhất để động viên con người — ở trường học, công sở, hay ở nhà — là nâng cao quyền tự chủ của họ. Giải thích tại sao công việc này quan trọng, và cho phép họ tự do tối đa sẽ giúp tăng mức độ hứng thú và tận tuỵ trong công việc, sẽ mang lại hiệu suất cao hơn cây gậy và củ cà rốt.

Thay vì hỏi:

  • “Làm thế nào để động viên con mình làm bài?”
  • “Làm thế nào để động viên con mình làm việc nhà?”
  • “Làm thế nào để động viên nhân viên chăm chỉ làm việc?”
  • “Làm thế nào để động viên mọi người?”

Nên tự hỏi:

  • “Làm thế nào để tạo điều kiện khiến mọi người tự động viên mình?”
Vấn Đề của Phần Thưởng

Vấn Đề của Phần Thưởng

Vào những thập niên 50-60, trường phái tâm lý học hành vi do B. F. Skinner khởi xướng được nhiều người hưởng ứng, bởi nguyên lý đơn giản của nó: thưởng cho một hành vi sẽ khuyến khích lặp lại hành vi đó (operant conditioning).

Mặc dù các thí nghiệm ban đầu chỉ thực hiện trên động vật, nhưng nhanh chóng được áp dụng trong nhà trường: điểm, sao, bằng khen, bảng xếp hạng, phần thưởng,… nhằm khuyến khích trẻ học. Trong công việc, tiền thưởng thường được đưa ra để động viên nhân viên: hoa hồng bán hàng, thưởng doanh số, thưởng KPI, quyền mua cổ phiếu…

Nếu phần thưởng có tác dụng động viên, vậy thì vấn đề là gì?

  • Giảm hứng thú với công việc. Các nghiên cứu liên tục cho thấy: phần thưởng, hay chính xác hơn là các biện pháp kiểm soát, sẽ làm giảm hứng thú với công việc.
    Thưởng cho con chơi piano, chúng sẽ chỉ chơi khi có phần thưởng; phạt con khi không chơi, chúng chỉ chơi khi bạn có mặt ở đó.
  • Một khi đã thưởng, không thể rút lại. Bản thân các nghiên cứu trong operant conditioning cũng cho thấy tác dụng của phần thưởng sẽ giảm dần theo thời gian, và khi không có phần thưởng thì hành vi đi kèm cũng sẽ biến mất.
  • Con người luôn tìm cách nhanh nhất & ngắn nhất để đạt phần thưởng. Một khi phần thưởng là mục tiêu chính, con người có xu hướng sẽ tìm cách nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp những hậu quả lâu dài.
    Chơi piano đủ thời gian tối thiểu quy định.

Vậy khen ngợi và phê bình thì sao?

Ngoài tính tự chủ, khen ngợi và phê bình còn ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực của cá nhân. Do đó, cần phải chú trọng lựa chọn từ ngữ để tránh mang lại cảm giác bị kiểm soátthiếu khả năng cho người nghe.

Positive FeedbackNegative Feedback
NoneCon làm tốt lắm!Con nghĩ mình sai chỗ nào?
ControlledLần sau con nhớ cố gắng hơn nữa nha.Điểm thế này con không thấy mắc cỡ với bạn à?
IncompetenceSao bài kiểm tra lần này chỉ được 9.5 đ?Đầu óc của con để đâu vậy?
Nhu Cầu Tự Chủ

Nhu Cầu Tự Chủ

Năm 1968, trong Personal Causation , Richard de Charms cho rằng mỗi người đều có nhu cầu nội tại được tự quyết định hành vi của mình thay vì chịu tác động từ bên ngoài.

Có thể thấy, vấn đề không nằm ở chỗ phần thưởng, mà là mong muốn kiểm soát (control) của người bề trên khi sử dụng phần thưởng. Các biện pháp nhằm kiểm soát khác: đe doạ, deadlines, mục tiêu bị áp đặt, giám sát, đánh giá, cạnh tranh… đều làm giảm động lực nội tại.

Do vậy, nếu phần thưởng được sử dụng như một cách ghi nhận nỗ lực, thay vì dùng để kiểm soát hành vi, chúng ta có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Trong nhà trường hay công ty, chúng ta phải sử dụng các công cụ như đặt mục tiêu, tổ chức và đặt giới hạn để duy trì một môi trường học tập và làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, chúng ta cần đề cao tính tự chủ bằng cách giải thích, khuyến khích chứ không tạo áp lực bằng thưởng/phạt. Bằng cách này, chúng ta có thể tăng cường tinh thần trách nhiệm của người thực hiện, mà không làm giảm động lực nội tại của họ.

Tự chủ (autonomy) vs. thụ động (permissiveness)

Thế nhưng khuyến khích tự chủ không đồng nghĩa với thụ động, để mặc trẻ muốn làm gì tuỳ ý.

Ngược lại, việc thiết lập giới hạn và hướng dẫn trẻ tự động tuân thủ các giới hạn này là rất cần thiết. Bởi chúng giúp trẻ học cách nội tại hoá các luật lệ sẽ gặp trong xã hội, và trở thành công dân có trách nhiệm.

Nhu Cầu Năng Lực (competence)

Nhu Cầu Năng Lực

Trong nền kinh tế tập trung, hầu hết mọi người đều không có động lực làm việc, bởi chúng thiếu một yếu tố cơ bản: mối liên hệ giữa hành vi-kết quả, bất kể anh có làm tốt hay không, kết quả đều như nhau.

Ngược lại, trong các nền kinh tế tư bản, tiền được dùng làm phương tiện chủ yếu để động viên mọi người: trả lương theo năng lực. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào yếu tố bên ngoài để tạo động lực, chúng ta sẽ khó duy trì kết quả lâu dài.

Nhưng chỉ có phương tiện thôi chưa đủ, con người cần phải cảm thấy mình có khả năng đạt được kết quả thông qua hành vi của mình.
Dù đó là phần thưởng bên ngoài (extrinsic, đoạt huy chương) hay cảm giác thoả mãn (intrinsic, kỷ lục cá nhân) khi hoàn thành một cuộc đua.

Nhu cầu nâng cao năng lực là nguyên nhân khiến con người không ngừng tìm kiếm các thách thức: chạy một cuộc đua marathon, nấu một món ăn mới, học một kỹ năng mới,…

Nhu Cầu Quan Hệ (relatedness)

Nhu Cầu Quan Hệ

Bên cạnh nhu cầu tự chủ, nâng cao năng lực, còn một nhu cầu thứ ba không kém phần quan trọng: nhu cầu quan hệ, nhu cầu yêu và được yêu, chăm sóc và được chăm sóc.

Con người có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau để hỗ trợ về cảm xúc, tài chính, xuất phát từ nhu cầu quan hệ. Đây là nhu cầu tự nhiên và lành mạnh, miễn nó không phải là quan hệ bị kiểm soát, mà hoàn toàn tự chủ (autonomous dependence).

DependenceIndependence
AutonomousĐây là trạng thái tự nhiên xuất phát từ nhu cầu quan hệ.Có thể tồn tại song song với nhau. Con cái sẽ tự độc lập khi đủ khả năng (competence)
ControlledKhông trả học phí nếu con không học trường theo ý mình.“Sau 18 tuổi thì tự ra đời kiếm sống nhé.”

Yêu thương có điều kiện (contingent love)

Một trong những cách thức kiểm soát hành vi thường được cha mẹ sử dụng là yêu thương có điều kiện: giả vờ không quan tâm trẻ khi chúng làm trái ý mình (love withdrawal).

Vô hình chúng ta khiến hai nhu cầu nội tại của trẻ xung đột với nhau (tự chủ vs. quan hệ), và phần nhiều trẻ đều sẽ chọn từ bỏ quyền tự chủ để đổi lấy tình yêu của ba mẹ.

Tệ hơn nữa, trẻ sẽ cho rằng chúng chỉ có thể có được tình cảm bằng cách đáp ứng những yêu cầu của những người xung quanh (cha mẹ, thầy cô, bạn bè, vợ chồng, con cái, đồng nghiệp,…).

Động Lực Nội Tại và Ngoại Lai (Intrinsic vs. Extrinsic)

Động Lực Nội Tại và Ngoại Lai

Có thể nói động lực nội tại, cột màu xanh bên phải) là nhu cầu bẩm sinh, có thể thấy rất rõ ở trẻ em: chúng không ngừng khám phá, tìm tòi, hứng thú với mọi thứ và gắn kết với người thân.

Có thể xem động lực như một chuỗi liên tục, từ không có động lực động lực ngoại lai động lực nội tại.

Trong động lực ngoại lai, có nhiều cấp độ khác nhau. Và động lực cho mỗi hoạt động đều nằm đâu đó trên trục này. Cái khó của giáo dục là nội tại hoá động lực, từ ngoại lai vào nội tại, sao cho trẻ vẫn tiếp tục thực hiện khi không ai nhắc nhở.

  • Ngoại lai (external): tác động hoàn toàn từ bên ngoài: thưởng & phạt, đe doạ, giám sát…
    Chỉ đàn khi có ba mẹ giám sát!
  • Tiêm nhiễm (introjected): chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài.
    Miễn cưỡng đàn cho xong (vì biết bố mẹ sẽ bắt đàn)
  • Đồng nhất (identified): hiểu được giá trị của công việc.
    Đàn để thư giãn đầu óc, một hình thức vận động trí não.
  • Hợp nhất (integrated): biến hoạt động thành một phần của cá tính.
    Tình nguyện tham gia các hoạt động văn nghệ trong trường.
  • Nội tại (intrinsic): yêu thích và hứng thú với hoạt động này.
    Thích đàn các bài khó để nâng cao khả năng.

Vậy tại sao nhiều trẻ sau khi đến trường đã giảm sút hoặc đánh mất động lực này?

Trẻ em luôn bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố trong quá trình trưởng thành: tự nhiên (nature) và nuôi dưỡng (nurture). Và môi trường lớn lên của trẻ sẽ góp phần củng cố thiên hướng này, hoặc làm suy yếu chúng.

  • Trong nhà trường, phần lớn các công cụ đều nhằm kiểm soát trẻ: điểm số, kiểm tra, xếp loại, xếp hạng, bằng khen, phần thưởng,…
    Thay vào đó, tại sao không gây hứng thú cho trẻ với bài học (hoặc thay bằng bài khác hứng thú hơn), cho chúng tự tìm hiểu, giúp đỡ khi bài kiểm tra chưa đạt, không tạo thêm áp lực bên ngoài bằng bảng xếp hạng/bằng khen/phần thưởng?
  • Ở nhà, thay vì dùng thưởng/phạt để buộc trẻ làm theo lời, ta nên (1) giải thích lí do cho trẻ, (2) hiểu rõ cảm giác của trẻ khi chúng không thích làm và (3) giảm thiểu sức ép lên trẻ.
    Tại sao âm nhạc tốt cho trí não? tạo sao nên ăn trái cây/rau củ quả: tốt cho sức khoẻ, một số loại con sẽ không thích, nhưng sẽ quen nếu con thử từng chút? tại sao nên đi ngủ sớm? tại sao nên đọc sách hàng ngày?
Đề Cao Tính Tự Chủ

Đề Cao Tính Tự Chủ

Thiết lập giới hạn (setting limits)

Các nghiên cứu đều cho thấy, cách tốt nhất để giúp trẻ là hỗ trợ tính tự chủ (autonomy-supportive) bằng cách cho trẻ chọn.

Tự chủ không đồng nghĩa với việc để mặc trẻ muốn làm gì cũng được. Thay vào đó, thiết lập các giới hạn giúp trẻ hiểu các giới hạn trong xã hội, ranh giới giữa quyền của mình và quyền của người khác.

Có 3 nguyên tắc cần nhớ khi thiết lập giới hạn, (1) nên linh động, có nhiều lựa chọn, đồng thời có (2) hệ quả (consequences) nếu vi phạm. Bạn cũng nên (3) giải thích lí do tại sao phải có các giới hạn này. Khi trẻ hiểu được, chúng sẽ dễ dàng tuân theo hơn.

Giới hạn: “Con chơi cát như thế nào cũng được, nhưng đừng ném cát vào bạn khác.”

Giải thích: “Nếu để cát lọt vào mắt sẽ khiến các bạn đau lắm.”

Hệ quả: “Nếu con ném cát vào bạn khác, mình sẽ không đến công viên trong vòng 1 tuần.”

Bên cạnh đó, nếu trẻ vi phạm các giới hạn, thì các hệ quả đi kèm cần được thực thi, nếu không giới hạn sẽ mất tác dụng. Cái này khác với trừng phạt (punishments), vì các hệ quả đã được thông báo trước, và trẻ có quyền tuân hoặc không tuân theo.

Mục đích chính của việc thiết lập giới hạn là giúp trẻ hiểu:

Cuộc sống có rất nhiều lựa chọn, và mỗi lựa chọn đều có hệ quả của nó.

Đặt mục tiêu và Đánh giá Hiệu quả

Tương tự trong môi trường công việc, cách hiệu quả nhất để thiết lập mục tiêu/KPI là cùng nhân viên đặt mục tiêu, phù hợp với từng cá nhân và đủ thách thức (optimal challenge).

Nếu thực hiện tốt, thì việc đánh giá sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì bản thân người thực hiện hiểu rõ các mục tiêu do mình đề ra và hiệu quả thực hiện chúng.

Read more
The Time Paradox
Psychology
The Power of Habit
Productivity
Flourish
Psychology
Becoming Brilliant
Education