The Holocaust, also known as the Shoah, was the genocide of European Jews during World War II. Between 1941 and 1945, Nazi Germany and its collaborators systematically murdered some six million Jews across German-occupied Europe, around two-thirds of Europe’s Jewish population.

The murders were carried out in pogroms and mass shootings; by a policy of extermination through labor in concentration camps; and in gas chambers and gas vans in German extermination camps, chiefly Auschwitz-Birkenau, Bełżec, Chełmno, Majdanek, Sobibór, and Treblinka in occupied Poland. 

Holocaust

Bốn hồi ký, bốn nhân chứng, bốn góc nhìn về sự kiện bi thảm nhất của thế kỷ 20.

Đi Tìm Lẽ Sống là một quyển sách có ảnh hưởng vô cùng lớn nhiều thế hệ bởi hai lẽ:

  1. Đây là tự truyện về cuộc sống của Viktor Frankl (1905-1997) trong bốn năm ở trại tập trung của Đức Quốc Xã (1942-1945) và bài học sinh tồn ông rút ra từ đó. Với góc nhìn của một bác sĩ tâm lý trị liệu, ông cho rằng nếu chúng ta không thể tránh khỏi đau khổ, nhưng chúng ta có thể chọn cách để đối phó nỗi đau, tìm thấy ý nghĩa trong đó, và tiếp tục sống với mục đích mới.
  2. Lý thuyết của Frankl đưa ra, trị liệu pháp ý nghĩa (logotherapy), cho rằng động lực sinh tồn của cuộc sống không phải là đi tìm lạc thú (will to pleasure) như Freud đề ra, mà là khám phá và theo đuổi những giá trị có ý nghĩa đối với mình (will to meaning).

Đây không phải là quyển sách chỉ đọc một lần, mà nên đọc lại mỗi khi chúng ta cảm thấy cuộc sống bế tắc, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống nữa; tại các cột mốc quan trọng của cuộc đời; hoặc mỗi năm một lần (sách rất ngắn, chỉ ~150 trang). Đây là một trong mười tác phẩm được nhiều người Mỹ cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến họ.

Khi đến trại, Viktor Frankl đã là một bác sĩ trị liệu tâm lý nhiều năm kinh nghiệm, nên cái nhìn của ông mang tính quan sát nhiều hơn. Với Edith Eger, một cô gái đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thể thao, hơn 1 năm ở trại tập trung đã để lại những tổn thương sâu sắc mà cô luôn cố chôn dấu vĩnh viễn.

Mãi đến năm 1966, lần đầu tiên cô biết đến Man’s Search for Meaning khi bắt đầu đến trường đại học và viết một bài luận ngắn về nó. Hai năm sau, Viktor Frankl viết thư cho cô, giúp cô bắt đầu hành trình hàn gắn những vết thương chôn chặt trong lòng hàng chục năm qua.

Bà viết quyển sách này khi đã 90 tuổi, mô tả hành trình hàn gắn quá khứ của mình, với vô số các câu chuyện đan xen giữa kinh nghiệm của mình và nhiều bệnh nhân bà điều trị.

Elie Wiesel (1928-2016) chỉ là một cậu bé 15 tuổi khi cậu cùng với gia đình bị chuyển đến trại tập trung Auschwitz. Cũng như nhiều người khác, mẹ và em gái của cậu, chỉ mới 10 tuổi, đã bị đưa vào lò hơi ngạt ngay vừa xuống tàu. Cậu và cha sống sót qua lần lựa chọn đầu tiên nhờ sự giúp đỡ của một tù nhân cũ, cho biết họ phải khai báo tuổi của mình là 18, và cha cậu 40 tuổi.

Nếu tự truyện của Frankl là hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống, của Edie là hành trình hàn gắn lại vết thương, thì đây là hành trình đi qua địa ngục khủng khiếp nhất trên Trái Đất mà không ai có thể hình dung được.

Đây là một câu chuyện mà tất cả đều nên đọc, để thế hệ tương lai không bao giờ phải đối mặt với địa ngục này một lần nữa.

Tôi sẽ không bao giờ quên được đêm đó, đêm đầu tiên ở trại, đã biến cuộc sống của tôi thành những đêm dài bất tận.
Tôi sẽ không bao giờ quên làn khói đen đó.
Tôi sẽ không bao giờ quên khuôn mặt của những đứa trẻ tan biến thành những làn khói đen dưới bầu trời tĩnh lặng.
Tôi sẽ không bao giờ quên những ngọn lửa đã vĩnh viễn thiêu rụi đức tin của mình.
Tôi sẽ không bao giờ quên sự im lặng của bóng đêm đã nhấn chìm vĩnh viễn mong muốn được sống.
Tôi sẽ không bao giờ quên những thời khắc này, đã giết chết Đức Chúa Trời và linh hồn trong tôi và biến những giấc mơ thành tro bụi.
Tôi sẽ không bao giờ quên những điều này, dù tôi có sống lâu như Đức Chúa Trời.
Không Bao Giờ.

đêm đầu tiên ở trại tập trung Auschwitz

Nếu như hành trình của Viktor Frankl, Edith Eger, Elie Wiesel đều đi qua địa ngục này, thì Müller là người sống trong địa ngục đó mỗi ngày, từ 1942 đến 1945, trước khi được giải phóng khỏi trại Mauthausen vào tháng 05/1945.

Müller là một nhân chứng hiếm hoi bởi chỉ khoảng 90 Sonderkommando sống sót sau trại tập trung Auschwitz-Birkenau, trong số hàng ngàn người. Để che dấu triệt để tội ác diệt chủng của mình, Phát xít Đức thủ tiêu định kỳ mỗi ba tháng các Sonderkommando, đơn vị đặc biệt, những người chịu trách nhiệm hoả thiêu nạn nhân sau khi bị đưa vào lò hơi ngạt.

Không ít lần họ phải đối diện với cái chết của người thân yêu của mình, và Müller từng muốn chết chung trong phòng hơi ngạt cùng đồng hương của mình. Tuy nhiên, một cô gái đã ngăn ông lại:

Chúng tôi biết rằng anh tự ý lựa chọn cái chết với chúng tôi, và chúng tôi cho rằng quyết định của anh là vô nghĩa: anh sẽ không giúp được gì cho ai cả. Chúng tôi phải chết, nhưng anh vẫn còn cơ hội sống……, có thể anh sẽ sống sót và kể lại bi kịch này cho tất cả mọi người biết.

một cô gái trước khi vào phòng hơi ngạt

Quyển sách này không chỉ là hồi ký của Müller, mà còn là bằng chứng rõ ràng nhất về tội ác của Phát xít Đức.Ngoài ra, cũng có một số tài liệu khác do các Sonderkommando dấu trong trại, được tìm thấy sau đó, nhằm giúp các thế hệ sau biết được về tội ác này.