Siddhartha Mukherjee là Giáo sư Trợ lý Khoa Y tại Đại học Columbia, đồng thời là một bác sĩ cũng như nhà nghiên cứu. Từng nhận học bổng Rhodes, ông tốt nghiệp Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Đại học Y khoa Harvard.

Ung thư là gì?

Để trả lời câu hỏi tưởng như đơn giản này, Bác sĩ Siddhartha Mukherjee, BS chuyên khoa ung thư, đồng thời là nhà nghiên cứu, đã phải mất nhiều năm để dựng nên “tiểu sử” của căn bệnh này.

Với cách hành văn lôi cuốn, mạch truyện hấp dẫn, ông đã dựng nên một tiểu sử khá đầy đủ về căn bệnh Ung thư, với tất cả những thăng trầm trong lịch sử của nó.Tác phẩm đã đoạt giải Pulitzer 2011, hạng mục phi-tiểu-thuyết.

Sách được viết nhằm vào người không có chuyên môn, nên các thuật ngữ y khoa đều được giải thích ngắn gọn. Sách khá dài, hơn 550 trang, trong đó gần 100 trang trích dẫn nguồn.

Đây là quyển sách về ung thư mọi người nên đọc qua để có hiểu biết căn bản, trước khi đọc các “phương pháp điều trị” ung thư.

About

Lịch sử ung thư, từ 2,625 năm TCN và các phương pháp điều trị ung thư: từ giải phẫu, xạ trị, đến hoá trị và hoá trị chính xác.

Kiến thức căn bản về ung thư, phòng ngừa và các hướng điều trị triển vọng trong tương lai.

Tiểu sử rút gọn

Tiểu sử rút gọn

Năm 2625 TCN, một bác sĩ Ai cập cổ đại, Imhotep, đã mô tả ung thư trong các cuộn giấy cói của mình:

Triệu chứng: nếu ngươi thấy có một khối u trong ngực, sờ hơi cứng và lạnh, thì đây là trường hợp khối u bên dưới ngực.

Phương pháp điều trị: không có.

Căn bệnh 45, Imhotep

Trước thế kỷ 19, mắc bệnh ung thư hầu như đồng nghĩa với cái chết. Tuy nhiên, ít người sống lâu đến lúc phát hiện ung thư. Hầu hết chết vì các bệnh phổ biến bấy giờ: lao phổi, phù nề, dịch tả, đậu mùa, bệnh phong/hủi, dịch hạch, hay viêm phổi,…tuberculosis, edema, cholera, smallpox, leprosy, plague, pneumonia,…

Trong thế kỷ 19, phương pháp điều trị duy nhất là giải phẫu, nhờ vào việc phát minh thuốc gây mê và sát trùnganesthesia (1840s), antisepsis (1867). Nếu bệnh nhân sống sót qua giải phẫu (không bị nhiễm trùng, ung thư cục bộ), thì cơ hội tái phát ung thư cũng rất cao.

Thế kỷ 20 đánh dấu một bước tiến quan trọng với việc tìm ra kháng sinhvaccine trong thập niên 1940-50, cộng với thói quen vệ sinh, đã đẩy lùi hầu hết các bệnh truyền nhiễm trước đó. Tuổi thọ trung bình của người dân Mỹ tăng từ 47 lên 68 chỉ trong vòng nửa thế kỷ. The Impact of Vaccines
The Impact of Vaccines

Song song với tuổi thọ tăng cao, ung thư trở thành một “đại dịch” mới. Điều này dẫn đến một Cuộc chiến với Ung thư, với vô số các phương pháp điều trị mới: xạ trị, hoá trị, hóc môn,… Nhưng cơ chế hoạt động của ung thư vẫn là một dấu hỏi cho đến cuối thập niên 80-90.

Các phương pháp điều trị trong giai đoạn này được ví như đáp phi thuyền lên Mặt trăng mà không hiểu gì về Lực đẩy.

Thế kỷ 21 đánh dấu một bước ngoặc mới, với sự giải mã toàn bộ Bản đồ Gien của Người , cuộc chiến ung thư đã có những hướng đi mới đầy triển vọng nhờ vào các hiểu biết về gien. The Cancer Genome Atlas

Nhưng liệu khoa học có tìm được “thuốc” để chữa hoàn toàn Hoàng đế của Bách bệnh này không?

Ung thư là gì?

Vậy Ung thư là gì?

Ung thư là một căn bệnh do sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Sự tăng trưởng này là do các đột biến về gien. Một tế bào bình thường có các cơ chế kiểm soát việc phân chia, dừng lại và chết đi của tế bào. Nhưng trong tế bào ung thư, các cơ chế này bị hỏng, dẫn đến tình trạng phân chia không kiểm soát và hầu như bất tử.

6 Quy luật Biến đổi dẫn đến Ung thư

Để một tế bào trở thành ung thư, có sáu biến đổi quan trọng bên dưới trong cơ chế hoạt động của tế bào. Các biến đổi này tích tụ dần theo thời gian, sau mỗi lần phân bào sẽ có một số tế bào bị đột biến, ung thư chỉ xảy ra khi tế bào tích tụ đủ các đột biến này.

  1. Chủ động tăng trưởng: tế bào ung thư có khả năng tự tăng trưởng mà không cần tín hiệu từ các tế bào khác.
  2. Thụ động với các tín hiệu giảm tăng trưởng: tế bào ung thư vô hiệu hoá các gien kiểm soát tăng trưởng.
  3. Tránh cơ chế chết định trước của tế bào: tế bào ung thư kìm hãm hoặc vô hiệu hoá cơ chế dẫn đến cái chết của tế bào.
  4. Khả năng nhân đôi vô tận: tế bào ung thư có khả năng nhân đôi vô tận và trở nên bất tử.
    Dòng tế bào Hela, vốn được lấy từ mô ung thư tử cung của Henrietta Lacks năm 1951, vẫn tiếp tục sinh sôi cho đến ngày nay.
  5. Mạng lưới mạch máu tự sinh: tế bào ung thư có khả năng tạo mạng lưới mạch máu của riêng mình để nuôi dưỡng các tế bào ung thư.
  6. Xâm nhập các mô khác: tế bào ung thư có khả năng di cư đến các mô khác của cơ thể và tiếp tục sinh sôi.
Phòng bệnh hơn Chữa bệnh

Phòng bệnh hơn Chữa bệnh

Như đã biết, các tác nhân gây ung thư từ môi trường là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Và quan trọng nhất là nhiều nguyên nhân này hoàn toàn có thể tránh được: bỏ thuốc lá, rượu bia,… ăn các sản phẩm không có chất bảo quản, ít chế biến, ăn nhiều rau xanh, giữ cân nặng hợp lý.

Các phương pháp tầm soát ung thư cũng giúp sớm phát hiện ung thư, đồng nghĩa với khả năng chữa khỏi sẽ cao hơn.

4 in 10 Cancer Cases Can Be Prevented

Gót chân Achilles của Ung thư

  1. Ung thư thường cục bộ: giải phẫu và xạ trị sẽ giúp ung thư không tiếp tục lan rộng nếu được phát hiện sớm.
  2. Tế bào ung thư phát triển rất nhanh: các phương pháp hoá trị trước 1980 thường lợi dụng đặc điểm này để tiêu diệt các tế bào tăng trưởng nhanh, tóc, móng, da,… cũng bị tác động bởi hoá chất.
  3. Tính chủ động tăng trưởng: tế bào ung thư bật các “công tắc” tăng trưởng bên trong. Nếu tìm cách “tắt” các “công tắc” này, tế bào ung thư sẽ ngừng tăng trưởng mà không ảnh hưởng đến các tế bào khác.
  4. Quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư phụ thuộc vào một số “đường đi” cố định của tế bào. Đây cũng là một điểm yếu có thể lợi dụng để cắt “đường đi” này.
  5. Các đột biến của tế bào ung thư thực ra vẫn là những cơ chế của tế bào bình thường, chỉ khác là “công tắc” của chúng bị hư, chỉ có một trạng thái bật hoặc tắt. Nên chúng vẫn chịu sự chi phối của các nguyên lý hoạt động bình thường của tế bào.
Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn Ung thư?

Liệu có thể loại bỏ hoàn toàn Ung thư trong tương lai?

Các cơ chế của ung thư là các cơ chế của tế bào bình thường. Mặc dù là lỗi, nhưng chúng là một phần của sự sống trong cơ thể. Nếu không có các cơ chế này, con người sẽ không thể lớn lên, hồi phục, tự chữa lành và sinh sản.

Có lẽ ung thư chính là giới hạn sự sống của con người. Khi các tế bào phân chia và cơ thể già đi, các đột biến sẽ tích tụ dần, và ung thư có thể chỉ là chặng cuối cùng trong hành trình sống của tế bào.

Các hướng điều trị hứa hẹn trong tương lai?

Immunology: hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng sửa chữa các sai sót trong quá trình phân bào. Nhưng các tế bào ung thư đã có thể lẩn tránh hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu chúng ta có thể giúp hệ miễn dịch tìm ra các tế bào này, thì chúng có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Metabolism: một số tế bào ung thư sử dụng cơ chế yếm khí để hoạt động, không giống như các tế bào bình thường, dùng đường + oxy để hoạt động. Đây có thể là một điểm yếu có thể lợi dụng.

Gene Therapy: nếu như ung thư là do biến đổi của gen, thì việc “sửa chữa” trực tiếp các gen bị lỗi là một giải pháp tối hậu của khoa học. Nhờ vào các phương pháp mới như CRISPR , khả năng thay đổi gen không còn là chuyện khoa học viễn tưởng .

TED
Read more
  • The Gene: lịch sử khám phá về bộ gien của con người.
  • The Breakthrough: các tiến bộ trong phương pháp điều trị ung thư mới nhất: dùng chính hệ miễn dịch của cơ thể (immunology).
  • Henrietta Lacks: câu chuyện về dòng tế bào bất tử HeLa 
The Origin of Species
Biology
The Third Chimpanzee
Biology
Why Nations Fail
History
Sapiens
Biology