Mình thường rất kỵ những tựa đề hấp dẫn như thế này, nghe qua đã hình dung ngay Đẹp – Bền – Tốt – Rẻ. Bìa sau của sách còn quảng cáo thêm: một tháng đọc được 20 cuốn sách.
Mình review sách theo luận điểm của tác giả, một người chuyên bình luận sách. Theo đó, sách có thể chia làm ba loại:
- Có thể đọc nhanh (mình đọc quyển này chỉ mất 30 phút)
- Không cần đọc nhanh (có nội dung gì đâu mà đọc chậm lại)
- Không cần đọc (sách này chính là thuộc loại này)
(Dĩ nhiên nếu bạn nào từng đọc thì thấy ý nghĩa phân loại không giống như mình nói bên trên.)
Theo tác giả, trong các số sách ông đọc, chỉ có khoảng 10% là không cần đọc nhanh để suy ngẫm. 90% còn lại có thể đọc nhanh.
Theo tác giả
Vấn đề là tại sao bạn cần đọc 90% kia làm gì? Nếu không phải là người viết bình luận sách? Nếu có thể đọc nhanh như vậy, chứng tỏ sách chẳng có gì đáng đọc, giống như súp rong biển. Thay vào đó, nếu đọc một quyển sách mà nội dung nhiều như buffet thì chắc không thể đọc hết trong 30 phút.
“Giả dụ bạn đọc kỹ một cuốn sách trong vòng một tuần, sau đó một tháng bạn còn nhớ khoảng 1% nội dung trong sách. Cũng trong một tuần đó, bạn đọc nhanh 10 cuốn và đến một năm sau vẫn còn nhớ được khoảng 10% kiến thức. Cách nào tốt hơn?”
Trích nguyên văn trong sách
Theo cách đề nghị của tác giả thì thay vì ăn 1 bữa buffet no 1 ngày, nên ăn 10 chén súp sẽ no 1 năm.
How to Read a Book (Phương pháp Đọc sách Hiệu quả ) của Mortimer J. Adler, vẫn có giá trị hơn hẳn quyển này.
How We Learn nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về cách hoạt động của não liên quan đến việc đọc-học-nhớ.