Viktor Emil Frankl (1905 – 1997) was an Austrian Holocaust survivor, neurologist, psychiatrist and author.
He was the founder of logotherapy (literally “healing through meaning”)—a meaning-centered school of psychotherapy, considered the Third Viennese School of Psychotherapy—following the theories developed by Sigmund Freud and Alfred Adler. Logotherapy is part of existential and humanistic psychology theories.
Đi Tìm Lẽ Sống là một quyển sách có ảnh hưởng vô cùng lớn nhiều thế hệ bởi hai lẽ:
1. Đây là tự truyện về cuộc sống của Viktor Frankl (1905-1997) trong bốn năm ở trại tập trung của Đức Quốc Xã (1942-1945) và bài học sinh tồn ông rút ra từ đó. Với góc nhìn của một bác sĩ tâm lý trị liệu, ông cho rằng nếu chúng ta không thể tránh khỏi đau khổ, nhưng chúng ta có thể chọn cách để đối phó nỗi đau, tìm thấy ý nghĩa trong đó, và tiếp tục sống với mục đích mới.
2. Lý thuyết của Frankl đưa ra, trị liệu pháp ý nghĩa (logotherapy), cho rằng động lực sinh tồn của cuộc sống không phải là đi tìm lạc thú (will to pleasure) như Freud đề ra, mà là khám phá và theo đuổi những giá trị có ý nghĩa đối với mình (will to meaning).
Đây không phải là quyển sách chỉ đọc một lần, mà nên đọc lại mỗi khi chúng ta cảm thấy cuộc sống bế tắc, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống nữa; tại các cột mốc quan trọng của cuộc đời; hoặc vài năm một lần (sách rất ngắn, chỉ ~150 trang). Đây là một trong mười tác phẩm được nhiều người Mỹ cho rằng có ảnh hưởng lớn nhất đến họ.
(lược dịch từ bìa sách)