Mình biết về phương pháp cung điện ký ức (method of loci ) khi đọc quyển Hannibal Trỗi Dậy nhưng không quan tâm nhiều lắm.
Tình cờ cuối năm 2019, mình có đọc được một bài giới thiệu của Bill Gates về Moonwalking with Einstein. Tuy nhiên, lúc đó mình chỉ đọc và highlight chứ chưa bắt đầu viết tóm tắt.
Nhân dịp đọc quyển Giải mã Siêu trí nhớ nên mình đọc lại và tóm tắt luôn quyển này.
Sách kể về hành trình của Joshua Foer, một phóng viên tạp chí New York Times, trên con đường trở thành nhà vô địch trong giải Vô Địch Trí Nhớ Mỹ sau một năm luyện tập.
Về thiết kế, não của con người được thiết kế cho thời kỳ săn bắt hái lượm hàng trăm ngàn năm trước: hình ảnh cụ thể (trái cây, con mồi, thú dữ) và vị trí của chúng.
Cùng với sự phát triển của chữ viết, ngày càng xuất hiện nhiều khái niệm trừu tượng, con số, thơ ca,… mà não bộ không được thiết kế để nhớ những thứ này.
Cung điện Ký ức
Cách đây 2,000 năm, các học giả đã nghĩ ra một phương pháp để nhớ, được đề cập đến trong quyển Rhetorica ad Herennium : cung điện ký ức .
Các vận động viên trí nhớ đều sử dụng chung nguyên tắc đề cập bên trên:
- Mã hoá thông tin thành hình ảnh: ai mã hoá càng nhiều thông tin vào một đối tượng càng có ưu thế. Hình ảnh càng kỳ lạ càng dễ nhớ.
- Đặt thông tin đã mã hoá vào cung điện ký ức: phương pháp này tận dụng khả năng nhớ vị trí của đồi hải mã, vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ký ức ngắn hạn thành trung hạn. Các tuyển thủ phải thu thập rất nhiều “cung điện” để có thể đặt các hình ảnh vào đó. Đồng thời phải “dọn dẹp” chúng trước khi thi đấu để không bị nhầm lẫn.
Mặc dù nguyên tắc đơn giản, nhưng bạn cần phải đầu tư rất nhiều công sức: mã hoá thông tin thành hình ảnh & thu thập cung điện ký ức.
Đây cũng là lý do phương pháp này dần biến mất sau khi Gutenberg phát minh phương pháp in bằng con chữ năm 1450. Sách đã trở thành bộ nhớ ngoài của chúng ta, có thể tìm lại bất kỳ lúc nào mà không cần phải nhớ.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải là cách tối ưu để ghi nhớ. Như tác giả thừa nhận:
Tại sao chúng ta cần phải nhớ?
Trí nhớ giống như một mạng lưới. Chúng ta càng biết nhiều thì càng dễ tiếp thu cái mới. Kiến thức mới càng liên quan đến kiến thức trước đó càng dễ nhớ.
Kiến thức nền tảng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và sáng tạo. Nếu không có nguyên liệu đầu vào tốt, làm sao bạn có thể chế biến được món ăn ngon?
Mã hoá PAO
Phương pháp mã hoá PAO (Person – Action – Object) sẽ liên kết 1 con số từ 00-99 với một hình ảnh độc nhất. Phương pháp này cũng có thể dùng để nhớ lá bài hoặc số nhị phân.
- 01: Einstein Ăn Hamburger
- 32: Obama Đánh Golf
- 55: Ngọc Trinh Cỡi Ngựa
Người chơi sẽ nhớ 6 số cùng lúc, tuỳ theo vị trí mà sẽ có hình ảnh phối hợp tương ứng với P+A+O.
- 013255: Einstein Đánh Con Ngựa
- 550132: Ngọc Trinh Ăn Quả banh Golf
- 325501: Obama Cỡi Hamburger
Vận động viên sẽ phải nghĩ ra 100 nhân vật + 100 hành động + 100 đối tượng không trùng lắp nhau, để đảm bảo khi phối hợp sẽ không có chuyện nhầm lẫn.
- Chúng ta không nhớ các sự kiện riêng lẻ, mà nhớ ngữ cảnh xuất hiện của chúng.
- Não bộ luôn sàng lọc những gì cần nhớ, bỏ qua các yếu tố không quan trọng. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng quá tải thông tin.
- Tài xế taxi ở London có đồi hải mã lớn hơn người bình thường, kết quả của việc phải nhớ 25,000 con đường và 1,400 địa danh ở London để thi lấy giấy phép taxi.
- Khi tác giả không có ý định tiếp tục “sự nghiệp” vận động viên trí nhớ.
“Tôi hiểu tại sao anh không muốn tiếp tục thi đấu. Vì sẽ tốn rất nhiều thời gian luyện tập, dùng thời gian đó làm chuyện khác hay hơn.”
Gunther Karsten, 7 lần vô địch Đức
Joshua Foer kể về hành trình của mình.
Bệnh nhân H.M, người bị cắt mất vùng đồi hải mã (hippocampus, có chức năng ghi nhớ không gian và chuyển trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn), do đó không thể hình thành trí nhớ dài hạn được.