22 Tháng 11, 1995, Toy Story được trình chiếu và thành công vang dội, biến Pixar thành một ngôi sao sáng trong những studio làm phim hoạt hình, sánh ngang với Disney. Thế nhưng, khác với Disney, Pixar vẫn duy trì được phong độ và đều đặn cho ra đời những bộ phim nguyên bản: Monster Inc., Finding Nemo, Ratatouille, WALL-E, Up, Inside Out, Coco,…
Sau khi được Disney mua lại và sáp nhập năm 2006, với triết lý quản lý của mình, Pixar đã dẫn lối cho Disney tìm lại hào quang của mình với hàng loạt những bộ phim nguyên bản và thành công: Bolt, Tangled, Wreck-it Ralph, Frozen, Zootopia, Moana,…
Vậy đâu là bí quyết để xây dựng một công ty sáng tạo và duy trì tinh thần đó?
Ed Catmull, CEO của Pixar & Disney chia sẻ những ý tưởng để xây dựng và bảo vệ văn hoá sáng tạo trong công ty.
Bảo Vệ Cái Mới
Thành Thật và Thẳng Thắn
“Braintrust” là một cơ chế phê bình mang tính xây dựng để phản hồi một cách thẳng thắn về các vấn đề của bộ phim.
“Braintrust” bao gồm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và viết kịch bản, do đó các ý kiến của họ rất có giá trị và được ghi nhận tích cực bởi producer.
Tuy nhiên, “Braintrust” chỉ nêu lên vấn đề và đề nghị giải pháp, còn quyền quyết định hoàn toàn là ở producer.
Nỗi Sợ Hãi và Thất Bại
Lớn lên, chúng ta luôn được khuyến khích luôn phải thành công, không được thất bại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sáng tạo, thất bại là một phần tất yếu của hành trình đi tìm cái mới.
Nếu không có thất bại, sẽ không có sản phẩm nguyên bản (originality).
Quái Vật và Đứa Trẻ Xấu Xí
Khi một công ty thành công và tăng trưởng, nó sẽ cần ngày càng nhiều sản phẩm để nuôi dưỡng bộ máy ngày càng trở nên lớn, nó trở thành một con Quái Vật (the Beast). Điều này dẫn đến các sản phẩm ngày càng giảm sút chất lượng.
Để duy trì bộ máy này, sức ép phải ra đời các phần tiếp theo (sequels) thay vì các tác phẩm nguyên bản (originality).
Những tác phẩm sáng tạo lúc đầu được ví như những “đứa trẻ xấu xí”, chúng cần được bảo vệ và nuôi dưỡng để có thể phát triển thành một người lớn hoàn thiện.
“In many ways, the work of a critic is easy. We risk very little yet enjoy a position over those who offer up their work and their selves to our judgment. We thrive on negative criticism, which is fun to write and to read. But the bitter truth we critics must face is that in the grand scheme of things, the average piece of junk is probably more meaningful than our criticism designating it so. But there are times when a critic truly risks something, and that is in the discovery and defense of the new. The world is often unkind to new talent, new creations. The new needs friends.”
Anton Ego
Thay Đổi và Ngẫu Nhiên
Chúng ta có xu hướng tiếp tục làm những điều quen thuộc và từng mang đến thành công. Và càng thành công, chúng ta càng đi vào lối mòn, ngại thay đổi.
Khi một công ty thành công, mọi người thường cho rằng là do lãnh đạo đã có những quyết định táo bạo dẫn đến thành công. Tuy nhiên, hầu hết đều xem nhẹ yếu tố ngẫu nhiên và may mắn góp phần trong thành công của mình.
Vấn Đề Tiềm Ẩn
Khi công ty ngày càng lớn, sẽ có càng nhiều vấn đề mà lãnh đạo không thể nắm bắt hết. Vai trò của người lãnh đạo là luôn tìm kiếm những vấn đề tiềm ẩn và giải quyết chúng trước khi chúng trở thành thảm hoạ.
Không ai có thể nhìn thấy tất cả vấn đề tiềm ẩn, do đó cách tốt nhất là khuyến khích nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề, để có cái nhìn đầy đủ hơn về những vấn đề tiềm ẩn. Điều này chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường khuyến khích thẳng thắn, không có cấp bậc.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm phim, bộ phim chưa hề tồn tại. Nó không có sẵn đâu đó chỉ chờ chúng tôi khám phá ra. Không có bộ phim nào cả. Chúng tôi phải quyết định, từng chút một, để tạo ra nó.”
Ed Catmull
Sáng tạo cũng giống như mở một cánh cửa, mà không biết đằng sau nó là gì. Mục tiêu là đặt một chân bên ngoài; những cái chúng ta đã thành thạo và quen thuộc; và một chân bên trong; những điều chưa được khám phá.
Mở rộng Tầm nhìn
Ai cũng biết bằng một tổ chức cần phải kinh hoạt để có thể giải quyết những vấn đề mới phát sinh, tuy nhiên, thực hiện được chúng không dễ dàng chút nào. Bên dưới là một số cơ chế của Pixar để đảm bảo chúng tôi luôn mở rộng tầm nhìn của mình.
- Họp hàng ngày (dailies)
Cùng nhau giải quyết vấn đề
Mọi người sẽ đưa ra các công việc mình đang làm dang dở và ghi nhận góp ý. - Nghiên cứu thực địa (research trips)
Thực địa là một phần không thể thiếu được trong quá trình làm phim. Khi làm phim Ratatouille, nhiều thành viên trong nhóm đã đến Pháp để ăn trong các nhà hàng sang trọng, tham quan bếp và phỏng vấn các đầu bếp. (Họ cũng ghé thăm hệ thống cống thoát nước, nơi có rất nhiều chuột sinh sống). Kết quả là những cảnh trong phim không thể trung thực hơn: - Giới hạn nguồn lực
Đôi lúc, tiêu chí đặt chất lượng lên hàng đầu dẫn đến những phung phí nguồn lực không cần thiết. VD: trong Monster Inc., cảnh quay Boo làm đổ chồng CD của Mike chỉ kéo dài 3 giây, chỉ thấy được vài cái bìa, thế nhưng hoạ sĩ đã thiết kế chi tiết bìa và đổ bóng cho từng cái CD trong cảnh quay đó.
Do đó, thiết lập một hệ thống để hoạ sĩ có thể sắp xếp ưu tiên với nguồn lực hiện có mà vẫn đạt được chất lượng hàng đầu. - Kết hợp công nghệ và mỹ thuật
Đối với một công ty làm phim hoạt hình hoàn toàn dựa trên máy tính, việc kết hợp công nghệ & mỹ thuật là tối cần thiết.
“Mỹ thuật thách thức công nghệ, công nghệ tạo cảm hứng cho nghệ thuật.” - Thử nghiệm nhỏ
Những bộ phim ngắn là một cách để thử nghiệm những ý tưởng mới. Chúng giúp những người thực hiện học thêm những kỹ năng mới, vì quy mô nhỏ nên mỗi người cần phải đảm nhiệm nhiều công việc hơn. - Học cách nhìn
Hầu hết chúng ta đều không thể vẽ tả thực, bởi não của chúng ta luôn tạo ra một mô hình chung nhất (mental models) của tất cả mọi thứ chúng ta quan sát. VD: ghế là một vật có một mặt phẳng để ngồi, có một hoặc nhiều “chân”; bàn là một mặt phẳng để vật dụng lên.
Hội hoạ là một phương pháp học cách nhìn, và mô tả như những gì mắt chúng ta nhìn thấy mà không thông qua mô hình (mental models). - Rút kinh nghiệm (postmortems)
Nói chung, con người không thích tự đánh giá, công ty cũng vậy. Hoặc chúng ta đánh giá rất phiến diện: “Chúng ta thành công, vậy chắc chúng ta đã làm đúng.” hoặc “Chúng ta thất bại, vậy chúng ta đã sai.”. Tuy nhiên, postmoterm có nhiều giá trị hơn thế:- Đúc kết những gì đã học được
- Truyền lại kinh nghiệm cho người khác
- Giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình làm
- Buộc mọi người phải tự nhìn lại
- Rút bài học cho các dự án tiếp theo
- Không ngừng học hỏi
Pixar không ngừng mở các lớp học về đủ mọi thứ: vẽ, nặn tượng, diễn xuất, thiền, lập trình, design,… Vậy thì chúng giúp gì?
Trong lớp học, ngăn cách giữa cấp bậc sẽ mất đi, mọi người trong công ty sẽ gắn bó hơn. Đồng thời, nhân viên giữa các bộ phận khác nhau sẽ có cơ hội gặp nhau mà bình thường không có.
Điểm quan trọng nhất là chúng tạo một văn hoá không ngừng học hỏi những kỹ năng mới.
Một số Ý tưởng
Notes Day
- Notes Day là một ngày tất cả nhân viên trong công ty góp ý những ý tưởng để giúp Pixar không ngừng lột xác.
- Có mục tiêu rõ ràng.
VD: giảm thời gian làm phim xuống 10%, từ 22,000 person-weeks. - Khởi xướng từ những người đứng đầu công ty, cho thấy mong muốn không ngừng cải thiện.
- Do chính nhân viên của công ty thực hiện, chứ không thuê người ngoài. Điều này góp phần khiến nhân viên cam kết hơn với những đóng góp của mình.
Tạo nên Văn hoá Sáng tạo
- Con người quan trọng hơn ý tưởng.Đưa một ý tưởng hay cho một nhóm bình thường, họ sẽ phá huỷ chúng. Đưa một ý tưởng tầm thường cho một nhóm giỏi, họ sẽ sửa chúng hoặc quẳng đi và tìm thấy ý tưởng hay hơn.Ed Catmull
- Chỉ cởi mở với đóng góp thôi chưa đủ. Lãnh đạo phải liên tục thúc đẩy nhân viên đóng góp ý kiến. Và đó là một hoạt động thường xuyên và liên tục.
- Con người thường có xu hướng không phê bình thẳng thắn. “Braintrust”, dailies, postmoterm, Notes Day là những cơ chế giúp củng cố ý tưởng phê bình thẳng thắn luôn được hoan nghênh.
- Đừng nghĩ rằng phòng ngừa thì sẽ không có sai sót. Chi phí để phòng ngừa thường lớn hơn nhiều so với việc sửa lỗi.
- Thay đổi và không chắc chắn là một phần của cuộc sống. Chúng ta không nên cưỡng lại, thay vào đó nên xây dựng khả năng hồi phục khi có sự cố không mong muốn xảy đến.
- Thất bại là một phần tất yếu của hành trình tìm kiếm cái mới.
- Trong một công ty thành công, mặc dù các bộ phận khác nhau có các kế hoạch khác nhau, nhưng tất cả đều cùng một mục tiêu. Nếu kế hoạch của một bộ phận lấn áp các bộ phận khác sẽ dẫn đến thất bại của công ty;
VD: marketing muốn phát hành các phần tiếp theo; đạo diễn thì chỉ muốn làm phim nguyên bản. Lãnh đạo phải dung hoà giữa những kế hoạch này. Do đó, Pixar quyết định phát hành 1 phim nguyên bản mỗi năm, xen kẽ với các phần tiếp theo. - Vai trò của quản lý trong môi trường sáng tạo là phải bảo vệ ý tưởng mới, vì chúng thường là những “đứa trẻ xấu xí” trước khi trở thành một nàng công chúa xinh đẹp.