James C. Kaufman is an American psychologist known for his research on creativity. He is a Professor of Educational Psychology at the University of Connecticut in Storrs, Connecticut. He received his Ph.D. from Yale University in Cognitive Psychology, where he worked with Robert J. Sternberg.

Khi nói đến sáng tạo, phần lớn mọi người đều nghĩ đến Leonardo da Vinci, Vincent van Gogh, Mozart, hoặc J. R. R. Tolkien; hay những người liên quan đến nghệ thuật. Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ bó buộc trong lãnh vực nghệ thuật (Thomas Edison, Einstein hay Steve Jobs), và ai cũng có thể trở nên sáng tạo hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, sáng tạo là một kỹ năng không thể thiếu cho thế kỷ 21, khi mà các công việc tay chân dần bị thay thế bởi máy móc. Một khảo sát hơn 1,500 CEO toàn cầu  cho thấy kỹ năng quan trọng nhất của các lãnh đạo tương lai là khả năng sáng tạo.

Vậy sáng tạo là gì?

Sáng tạo được định nghĩa là hoạt động (1) tạo ra ý tưởng mới, khác biệt (2) có ích cho một công việc cụ thể nào đó.

Creativity = Originality × Appropriateness

(Sáng tạo = Nguyên bản × Phù hợp)

Quyển này thuộc series 101, nên chỉ trình bày tổng quát & tóm tắt các nghiên cứu, chứ không đi sâu vào phân tích.

Bốn Cấp Độ Sáng Tạo

Bốn Cấp Độ Sáng Tạo

  • Big-C là cấp độ sáng tạo mà mọi người thường nghĩ đến, có tác động to lớn nhiều thế hệ sau, cấp độ thiên tài: Mozart, Jane Austen, Louis Armstrong, & Einstein
  • Pro-c là cấp độ sáng tạo của các chuyên gia, nhưng chưa đạt đến cấp độ thiên tài.
  • Little-c là các hoạt động sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày. Biến tấu một món ăn hàng ngày, nghĩ một thông điệp quảng cáo mới cho sản phẩm,…
  • Mini-c là các hoạt động mới lạ đối với người thực hiện, đây là hoạt động sáng tạo thường gặp nhất ở trẻ em. Nếu được khuyến khích và nuôi dưỡng (bằng cách khuyến khích khám phá, tò mò, để trẻ tự quyết định và tôn trọng ý kiến của trẻ), có thể nâng cao khả năng sáng tạo về sau.
8 Bước Sáng Tạo

8 Bước Sáng Tạo

  1. Problem Construction
    Thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ. Thường chúng ta có khuynh hướng tìm giải pháp khắc phục hơn là phân tích nguyên nhân sâu xa của vấn đề.
  2. Information Encoding
  3. Category Selection
  4. Category Combination and Reorganization
  5. Idea Generation
  6. Idea Evaluation
    Đây có thể xem là nền tảng của sáng tạo. Chúng liên quan đến khả năng tư duy phân nhánh (divergent thinking) nhằm tìm càng nhiều giải pháp càng tốt và tư duy hội tụ (convergent thinking) nhằm tìm giải pháp tối ưu.
  7. Implementation Planning
  8. Solution Monitoring
8 Cách Sáng Tạo

8 Cách Sáng Tạo

1. Replication (sao chép)

Là hình thức đơn giản nhất của sáng tạo, chỉ thay đổi một vài chi tiết của tác phẩm, sản phẩm.

2. Redefinition (định nghĩa lại)

Thay đổi góc nhìn của một tác phẩm.

Maleficient , thay đổi góc nhìn về nhân vật phản diện trong Sleeping Beauty.

3. Forward Incrementation (tăng tiến)

Đưa tiến bộ vào lĩnh vực hoạt động.

Star Wars  đã đưa kỹ xảo điện ảnh tiến lên tầm cao mới, tương tự Avatar  đã khiến 3D trở nên phổ biến hơn với đa số người xem

4. Advanced Forward Incrementation (tăng tiến vượt bậc)

Có những thay đổi vượt khỏi thông lệ.

Sweeney Todd , thợ hớt tóc sát nhân ở phố Fleet.

5. Redirection (đổi hướng)

Thay đổi hướng đi của ngành.

iTunes  đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh âm nhạc & phim ảnh.

6. Reconstruction (tái tạo)

Quay lại quá khứ, thay đổi hướng đi từ đó.

Tesla  đã khởi tạo lại xe điện, vốn đã được phát minh vào thế kỷ 19, nhưng không thể cạnh tranh lại xe động cơ đốt trong do hạn chế về pin.

7. Reinitiation (khởi tạo lại)

Đưa ngành tiến vào một lĩnh vực mới, chưa từng có và bắt đầu từ đó.

Tháng 4 Năm 1975, Gary Dahl phát kiến một ý tưởng độc đáo về thú cưng: Pet Rock , đúng như tên gọi của nó, một hòn đá. Mặc dù trào lưu chỉ kéo dài 6 tháng, nhưng Dahl đã bán hơn 1 triệu viên đá với giá $4, trở thành triệu phú.

8. Integration (tích hợp)

Kết hợp 2 lĩnh vực khác nhau lại và tạo ra một ngành mới.

Amusement Park Theory

Vậy sáng tạo cần những yếu tố gì?

  • Intelligence (trí thông minh) để có thể sáng tạo, bạn cần phải có một trí thông minh tương đối, không hẳn cần có IQ 200.
  • Motivation (động lực) bạn phải có mong muốn sáng tạo. Một nhà văn chỉ suy nghĩ nhưng không viết dòng nào thì khó có thể trở thành nhà văn được.
  • Environments (môi trường) môi trường trưởng thành và làm việc đều có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sáng tạo.
Sáng tạo trong lĩnh vực nào? Theo 8+1 loại hình thông minh.
  • Everyday: giao tiếp, cảm xúc
  • Scholarly: ngôn ngữ , viết lách
  • Performance: âm nhạc, khiêu vũ
  • Math/Science: toán/khoa học, tự nhiên
  • Artistic: hội hoạ, điêu khắc

Mỗi lĩnh vực sáng tạo bên trên sẽ đòi hỏi những kỹ năng cũng như cá tính khác nhau.

Nhà văn và nhà báo đều đòi hỏi khả năng ngôn ngữ, tuy nhiên, nếu thiếu khả năng giao tiếp, thì khả năng trở thành nhà báo sẽ thấp hơn rất nhiều.

Đánh giá khả năng sáng tạo

Đánh giá khả năng sáng tạo

Torrance Tests of Creative Thinking

(Torrance, 1974, 2008)

Kiểm tra khả năng tư duy phân nhánh (divergent thinking) & giải quyết vấn đề, gồm Ngôn ngữ và Hình ảnh. Câu trả lời được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí:

  • Fluency: số lượng giải pháp phù hợp cho một tình huống.
  • Flexibility: số nhóm giải pháp phù hợp.
  • Originality: mức độ nguyên bản của ý tưởng.
  • Elaboration: mức độ chi tiết của giải thích.

Remote Associates Test (RAT)

(Mednick, 1962, 1968)

Kiểm tra khả năng tư duy hội tụ (convergent thinking), gồm 30-40 câu hỏi gồm 3 từ có vẻ không liên quan với nhau, và tìm mối liên hệ giữa chúng.

Widow, Bite, Monkey
Bass, Complex, Sleep
Bald, Screech, Emblem
Room, Blood, Salts

Consensual Assessment Technique (CAT)

(Amabile, 1982, 1996)

Nguyên tắc rất đơn giản – yêu cầu ứng viên làm một điều gì đó sáng tạo, sau đó tập hợp các chuyên gia và đánh giá độc lập mức độ sáng tạo của sản phẩm.

Big Five (OCEAN)

  • Openness to Experience có tương quan nhất với sáng tạo. Trong đó openness có liên quan nhiều hơn intellect.
  • Conscientiousness có tương quan nghịch với sáng tạo, phân tích sâu hơn thì industriousness (nhắm đến thành tựu) có tương quan thuận với sáng tạo, và orderliness (ngăn nắp) có tương quan nghịch với sáng tạo.
Read more
The Innovator's Dilemma
Business
The Runaway Species
Creativity
Creativity, Inc.
Business