4 phút
Về bản chất, kiến thức là một mạng lưới liên kết các khái niệm/sự kiện lại với nhau. Bạn càng đọc nhiều về một chủ đề thì mạng lưới này sẽ càng trở nên dày đặc hơn.
3 Bước Để ghi nhớ
- Ghi chú khi đang đọc bằng cách đánh dấu, viết ghi chú, bookmark,… để khi đọc lại chỉ cần lướt qua các điểm chính trong sách. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đệm để thực hiện bước tiếp theo.
- Tóm tắt sau khi đọc để ghi nhớ bằng từ ngữ của mình, chứ không chỉ trích dẫn từ sách.
- Bạn bắt buộc phải hiểu thấu nội dung mới có thể viết lại bằng từ ngữ của mình, việc này sẽ giúp bạn có thể nhớ lâu hơn.
- Về lâu dài, việc tóm tắt sẽ giúp bạn có thể lướt nhanh qua nội dung mà vẫn có thể nhớ lại các điểm quan trọng.
- Có thể xem đây là “bộ não thứ hai” của bạn.
- Đọc nhiều tác giả khác nhau để có nhiều góc nhìn về một chủ đề. Việc này sẽ giúp mạng lưới liên kết trở nên dày đặc hơn và giúp ta dễ dàng nhớ lại thông tin đã đọc trước đó.
- Cố gắng liên kết các khái niệm và sự kiện với nhau để tạo thành những sơ đồ (schema) kiến thức, thay vì các thông tin rời rạc.
- Ngoài ra, bạn có thể áp dụng mô hình Tháp Học Tập bên dưới để đào sâu kiến thức: nghe giảng, đọc sách, xem phim, minh hoạ lại, thảo luận, thực hành và dạy lại. Càng thực hiện càng nhiều hoạt động thì bạn sẽ càng nhớ lâu hơn. (đừng quan tâm đến %)
Đọc nhanh hơn có hiệu quả không?
Tốc độ đọc của chúng ta bị giới hạn bởi 2 yếu tố:
- Tốc độ di chuyển của mắt. Tốc độ đọc bình thường sẽ vào khoảng 250 từ/phút.
Hầu hết các khoá học đều nhấn mạnh vào nâng cao khả năng đọc. Nếu rèn luyện có thể tăng khả năng đọc lên khoảng 500 từ/phút: mắt giữ nguyên vị trí trên màn hình, chữ tự động chạy.
Tuy nhiên, mức độ hiểu sẽ tỉ lệ nghịch với tốc độ đọc. - Khả năng xử lý của não. Để hiểu được nội dung, não cần liên kết các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh và phân tích nghĩa của chúng.
Và đây là giới hạn chính của não: ta chỉ có thể nhớ 5-9 từ trong “bộ nhớ tạm”. Đọc nhanh hơn chỉ làm tràn “bộ nhớ tạm” này thôi.
Các phương pháp rèn luyện trí nhớ thì sao?
Đồng thời, bạn cũng cần phải đầu tư rất nhiều thời gian cho chúng: mã hoá thông tin thành hình ảnh (Method of Loci), ôn tập hàng ngày theo chu kỳ (Spaced-repetition)
Method of Loci
Cách đây 2,000 năm, các học giả đã nghĩ ra một phương pháp để nhớ, được đề cập đến trong quyển Rhetorica ad Herennium : cung điện ký ức .
Các vận động viên trí nhớ đều sử dụng chung nguyên tắc đề cập bên trên:
- Mã hoá thông tin thành hình ảnh: ai mã hoá càng nhiều thông tin vào một đối tượng càng có ưu thế. Hình ảnh càng kỳ lạ càng dễ nhớ.
- Đặt thông tin đã mã hoá vào cung điện ký ức: phương pháp này tận dụng khả năng nhớ vị trí của đồi hải mã, vốn có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ký ức ngắn hạn thành trung hạn. Các tuyển thủ phải thu thập rất nhiều “cung điện” để có thể đặt các hình ảnh vào đó. Đồng thời phải “dọn dẹp” chúng trước khi thi đấu để không bị nhầm lẫn.
Mặc dù nguyên tắc đơn giản, nhưng bạn cần phải đầu tư rất nhiều công sức: mã hoá thông tin thành hình ảnh & thu thập cung điện ký ức.
Spaced-repetition
The Spacing Effect Space RepetitionĐây là phương pháp thường được dùng để nhớ các sự kiện riêng lẻ (facts). Nguyên lý này thường được dùng trong các ứng dụng học ngoại ngữ như Anki (decks), Duolingo , Drops hay MemRise .
Giới hạn chính của phương pháp này là chỉ giúp bạn nhớ các sự kiện (facts), chứ không giúp bạn có được kiến thức (knowledge).
Về bản chất, việc ôn lại các thông tin cũ cũng không khác gì mấy với việc đọc lại tóm tắt như bên trên, hoặc đọc một quyển sách khác cùng chủ đề.