Sir Ken Robinson, Ph.D is a New York Times bestselling author. He led national and international projects on creative and cultural education across the world, unlocking and igniting the creative energy of people and organisations. Sir Ken was the most watched speaker in TED’s history, with his 2006 talk ‘Do Schools Kill Creativity?’ being viewed online over 60 million times and seen by an estimated 380 million people in 160 countries.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình có một khởi đầu tốt nhất. Thế nên, ai cũng lo lắng khi con mình bắt đầu đến trường. Trước đó, bạn và gia đình là nguồn ảnh hưởng duy nhất đến trẻ. Nhưng giờ đây, nhà trường có ảnh hưởng vô cùng to lớn trong những năm tháng trưởng thành của trẻ.

Mặc dù sách tập trung vào hệ thống giáo dục của Mỹ, nhưng có khá nhiều điểm cha mẹ có thể học được từ đây.

Ông qua đời vào ngày 21 tháng 8, 2020 do ung thư.

Washington Post’s Tribute  

The Guardian’s Obituary  

TED Talks
Bốn Phong Cách Dạy Con

Bốn Phong Cách Dạy Con

  • Authoritative/Democratic (dân chủ): kỳ vọng cao, phản hồi cao. Đưa ra các nguyên tắc/giới hạn rõ ràng, nhưng sẵn sàng giải thích và linh động thảo luận với trẻ. Khi trẻ không vâng lời, họ xem đó là cơ hội để giải thích cho trẻ hiểu, chứ không phải trừng phạt. Trẻ được giáo dục theo cách này thường hạnh phúchoà đồng nhất, đồng thời khả năng thành công trong công việc cũng khá cao.
  • Authoritarian (độc tài): kỳ vọng cao, phản hồi thấp. Đưa ra các nguyên tắc buộc trẻ phải tuân thủ mà không giải thích. Thường phạt nặng khi trẻ không vâng lời. Mặc dù trẻ được giáo dục theo cách này thường thành công trong công việc, chúng không mấy khi hạnh phúc.
    • Một cực đoan trong nhóm này là Helicopter (bảo bọc): theo trẻ từng li từng tí, không để chuyện gì xảy ra với chúng,… Trẻ dần dần sẽ đánh mất khả năng tự lập cũng như suy nghĩ của mình.
  • Permissive (thụ động): kỳ vọng thấp, phản hồi cao. Thường khá dễ dãi với trẻ, xem chúng như bạn bè. Ít đặt ra các nguyên tắc và không kỳ vọng nhiều. Trẻ được dạy theo cách này thường gặp rắc rối với môi trường có nhiều nguyên tắc như trường học hoặc công sở.
  • Uninvolved (bỏ mặc): kỳ vọng thấp, phản hồi thấp. Ngoài việc đảm bảo ăn mặc thì họ hầu như không quan tâm gì đến việc dạy dỗ. Trẻ được “dạy” theo cách này thường gặp vấn đề về tự chủ, tự tin và hạnh phúc.

Nhìn vào bảng trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy phong cách nào mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cái này nói thì dễ hơn làm, vì không phải lúc nào mình cũng đủ bình tĩnh hay kiên nhẫn để áp dụng. Nên xem cách phân loại này như một mục tiêu để hướng đến.

8 Kỹ Năng cho trẻ

8 Kỹ Năng cho trẻ

  • Curiosity (tò mò): ưu tiên hàng đầu trong giáo dục là luôn khiến trẻ tò mò, giúp cho việc học hỏi là đam mê cả đời.
  • Creativity (sáng tạo): là khả năng đặc biệt nhất của con người, giúp chúng ta tiến xa hơn tất cả các loài vật khác.
  • Criticism (đánh giá): với thời đại đầy rẫy thông tin thật giả lẫn lộn như hiện nay, việc đánh giá độ tin cậy là yếu tố sống còn giúp chúng ta quyết định chính xác hơn.
  • Communication (truyền đạt): con người là sinh vật xã hội, do đó kỹ năng truyền đạt thông tin là không thể thiếu được.
  • Collaboration (hợp tác): ngày nay, hầu hết công việc đều cần sự hợp tác với nhiều người để đạt mục tiêu chung.
  • Compassion (cảm thông): hiểu được góc nhìn của người khác sẽ giúp việc truyền đạt và hợp tác dễ dàng hơn.
  • Composure (tự chủ): thế giới ngày càng phức tạp và tràn ngập thông tin, kỹ năng tự chủ sẽ giúp trẻ bớt lo lắng trong học tập cũng như cuộc sống.
  • Citizenship (công dân): sau cùng, trẻ cần phải có kỹ năng để hòa nhập và trở thành công dân tốt của đất nước mình sinh sống.

Khác

  • Bài tập về nhà: chỉ nên tối đa 10 phút x cấp lớp. Không có bài tập về nhà là hay nhất.
  • Học tậpkỹ năng cả cuộc đời, không chỉ gói gọn trong những năm tháng đến trường
  • Đại học/cao đẳng không phải là sự lựa chọn duy nhất, vì công việc của thế kỷ 21 thay đổi rất nhanh. Bạn có thể học trực tuyến, thực tập sinh, khởi nghiệp,…
  • Không ai biết 5-10 năm nữa sẽ có những việc làm gì mới, hoặc công việc gì sẽ biến mất. Do đó, không ngừng học hỏi là chìa khóa vững chắc nhất của tương lai.
Read more
How to take Smart Notes
Learning
Prepared
Education
Reading in the Brain
Learning
The Organized Mind
Learning